Bí quyết tình dục của các Hoàng đế Trung Hoa cổ đại

Hoàng Đế nội kinh, cuốn y học được viết vào 2.000 năm trước tiết lộ các bí quyết của các hoàng đế trong đời sống tình dục.

Giờ đây, cuốn sách này vẫn còn trở thành cẩm nang đối với những hoạt động chăm sóc sức khoẻ bằng y học truyền thống của Trung Hoa.

Bí quyết đó được lưu giữ lâu đời và được tìm thấy vào năm 1974 trong ngôi mộ của hoàng đế Ma ở Chang Sha. Cuốn sách bí kíp giữ gìn sức khoẻ viết trên giấy bằng tre đó liên quan đến hoạt động tình dục. Vậy bí quyết đó là những gì?

Bảy điều cần phải tránh

Một trong những bí quyết mà quyển sách lưu ý tới người đọc là hãy làm "chuyện ấy" thật thoải mái, vừa phải chứ không nên quá lao lực. Ảnh minh hoạ
1. Cảm giác đau buốt trong quá trình cọ xát và thái độ thô bạo khi quan hệ tình dục sẽ gây ra cảm giác đau đớn ở cơ quan bên trong. Do đó, cần phải tiến hành chậm rãi.

2. Nên thận trọng với hiện tượng đổ mồ hôi quá nhiều khi quan hệ tình dục vì nó có liên quan đến thể chất.

3. Sự mệt mỏi do hoạt động tình dục quá mức.

4. Không có sức mạnh tình dục hay còn gọi rối loạn cương dương.

5. Thái độ hăm doạ và lo lắng, sợ hãi.

6. Việc ép buộc hay thực hiện quan hệ tình dục mà không được sự đồng ý của bạn tình sẽ gây ra các vấn đề không mong muốn, nhất là đối với bạn tình là nữ.

7. Ham muốn được đáp ứng vội vã là tình trạng không được ưa thích đối với cả hai.

Tám điều quan trọng để đời sống tình dục hoà thuận

1. Chăm sóc năng lượng của cơ thể. Sau khi ngủ dậy, nên tiến hành thể dục thể thao để rèn luyện sự dẻo dai của xương sống, xương chậu và thả lỏng vùng cơ thể phía sau. Tập luyện vùng hậu môn để tăng sự co bóp khiến cho năng lượng có thể chuyển xuống phần phía dưới.

2. Nuốt nước bọt. Nuốt nước bọt của chính mình một cách đều đặn và điều tiết hơi thở đều đặn và thư thái.

3. Chọn đúng thời điểm quan hệ tình dục và làm cả hai cảm thấy dễ chịu trước khi bắt đầu.

4. Tích trữ năng lượng. Khi quan hệ tình dục, các đôi phải thả lỏng, thư giãn phần cơ thể phía sau và co bóp phần hậu môn.

5. Quan hệ tình dục không nên bắt ép, phải nhẹ nhàng, chậm rãi.

6. Sự tiếp cận phải diễn ra nhẹ nhàng và thư thả. Thỉnh thoảng dừng lại để người nữ có thể cảm nhận được đầy đủ cảm giác khoan khoái.

7. Khi người phụ nữ cảm thấy gần đạt đỉnh, người nên cong người về phía sau. Sau khi xuất tinh, người đàn ông đừng vội rút “cậu nhỏ” ra.

8. “Cậu nhỏ” nên rút ra trước khi trở hết cương hoàn toàn và nên rửa sạch ngay sau đó.

Ngoài ra, bí quyết yêu của người Trung Hoa cổ đại được tiết lộ trong Hua Di Nei Jing còn bao gồm các lưu ý sau:

1. Cả hai người phải được kích thích một cách thoả đáng

2. Đừng yêu khi một trong hai không muốn

3. Tắm rửa sau khi yêu

4. Hoạt động tình dục nên thực hiện một cách vừa phải.

Hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc trong con mắt người phương Tây

Trong lịch sử Trung Quốc có hai hoàng đế được coi là đạt đến “trình độ cải cách” lớn nhất là Tần Thủy Hoàng và Tùy Văn Đế. Trong thời gian nắm quyền, hoàng đế Tùy Văn Đế đã tiến hành cải cách quy mô lớn thể chế quản lý quốc gia. Trong con mắt người phương Tây, Tùy Văn Đế là hoàng đế vĩ đại nhất của lịch sử Trung Quốc.


Tùy Văn Đế là người sáng lập triều đại nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 581 đến năm 604. Vì sao vị hoàng đế này lại “tỏa sáng” trong con mắt của người phương Tây?

Thứ nhất, Tùy Văn Đế sáng lập cơ cấu trung ương tam tỉnh, lục bộ (tỉnh ở đây là tên cơ quan trung ương của triều đình, không phải là tỉnh - một đơn vị hành chính). Trưởng quan tam tỉnh là Thượng thư, Môn hạ, Nội sử, thực hiện chức năng như một “thủ lĩnh”, phối hợp hỗ trợ hoàng đế xử lý các vấn đề quốc gia.

Tỉnh Thượng Thư là cơ quan hành chính cao nhất của quốc gia, dưới có 6 bộ Lại, Lễ, Binh, Hình, Công. Mỗi bộ thiết lập một thượng thư lệnh làm quan.

Cách sắp xếp cơ cấu như vậy không chỉ tăng cường quyền lực trung ương, mà còn mở ra giai đoạn mới cho thể chế phân chia quyền lực của xã hội phong kiến Trung Quốc.

Thứ hai, Tùy Văn Đế đơn giản hóa cơ cấu hành chính địa phương. Trong thời kỳ Nam Bắc triều, địa phương hỗn loạn, ba cấp hành chính là châu, quận, huyện phức tạp, người đứng đầu có thể đưa bạn bè họ hàng lên làm quan, lạm dụng quyền thế cai trị địa phương hết sức vô lý, người dân bất mãn, bè phái phân chia.

Lúc đó, Tùy Văn Đế đã tiến hành cải cách cơ cấu, mạnh dạn thu gọn ba cấp thành hai cấp châu và huyện. Đồng thời, ông còn thực hiện nghiêm ngặt số lượng người làm quan các cấp: giảm từ 323 quan cấp châu xuống còn 167, từ 99 quan cấp huyện xuống 49.

Điều này không những giảm bớt chi phí cho quốc gia, giảm gánh nặng cho nhân dân, mà còn nâng cao hiệu quả hành chính, tăng cường sự kiểm soát chính quyền giữa trung ương và địa phương.

Thứ ba, Tùy Văn Đế bãi bỏ hành xử tra tấn, sửa đổi và đưa ra “Luật Khai Hoàng”. 81 điều về tội tử hình, 150 điều về tội lưu (là hình phạt đày phạm nhân đi xa khỏi nơi cư trú, có phân biệt xa gần và thời hạn lưu đày), hơn 1000 điều về tội phạt tù đều bãi bỏ, đã giảm bớt tính dã man và tàn khóc của luật pháp, có ý nghĩa rất lớn với hệ thống pháp luật sau này của Trung Quốc.

Thứ tư, Tùy Văn Đế tiếp tục thực hiện chế độ quân điền. Đầu thời Tùy, dựa trên nền tảng của chế độ này của đời trước, Tùy Văn Đế ra quy định: chia cho nam thanh niên, nam trung niên 80 mẫu lộ điền (ruộng đất không có nhà cửa, cây cối trên đó), 20 mẫu ruộng đất trồng trọt lâu dài, phụ nữ được 20 mẫu lộ điền.

Đối với nông dân thông thường, thực hiện chính sách thu thuế thấp; đối với việc sát nhập đất của địa chủ cường hào sẽ bồi thường một khoản tiền. Từ đó khiến người dân tích cực tham gia sản xuất, tăng thuế thu nhập cho quốc gia.

Thứ năm, xây dựng kho lương thực cứu đói cho dân. Tùy Văn Đế đã cho xây một số kho lương thực tại Lạc Dương và vài nơi khác để nhân dân có thể quyên góp và bảo đảm cuộc sống cho toàn xã hội khi gặp khó khăn.

Thứ sáu, thiết lập chế độ khoa cử làm quan. Trước đời Tùy, người trong gia tộc nắm độc quyền nhà nước. Tùy Văn Đế thực hiện chế độ này bởi ông coi trọng người tài, có tài mới được làm quan. Việc cải cách này đã giảm bớt đặc quyền của các gia tộc, ảnh hưởng lớn cho thế hệ sau.

Nhà Tùy và nhà Tần có nhiều điểm tương đồng nhau, đều đóng góp công lao lớn đối với sự nghiệp thống nhất Trung Quốc, cải cách và sáng lập nhiều vấn đề hành chính quốc gia.

Thân phận vị Hoàng đế Trung Hoa cuối cùng qua hồ sơ của FSB

Tại kho lưu trữ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) có một chiếc cặp đặc biệt gồm những tài liệu liên quan đến Vua Phổ Nghi khi còn sống tại Liên Xô. Những tài liệu mới được giải mật này đã giúp làm rõ nhiều trang khuất trong cuộc đời vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc vào thời kỳ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ II...

MINH TUYÊN TÔNG - Hoàng đế Trung Quốc thời nhà Minh




MINH TUYÊN TÔNG
Họ : Chu (朱)
Tự : Chiêm Cơ (瞻基)
Hoàng đế Trung Hoa
Thời gian : 27/6/1425 – 31/1/1435
Niên hiệu : Tuyên Đức (宣德)
Thời gian niên hiệu 8/2/1426 – 17/1/1436
Miếu hiệu : Tuyên Tông (宣宗)
Thụy hiệu : (ngắn) Chương hoàng đế (章皇帝)
Thụy hiệu : (đủ) Hiến thiên sùng đạo anh minh


thần thánh khâm văn chiêu võ khoan
nhân thuần hiếu Chương hoàng đế
憲天崇道英明神聖欽文昭武寬仁
純孝章皇帝

Lưu ý: Ngày tháng tại đây lấy theo lịch Julius.

Minh Tuyên Tông (25/2/1398 – 31/1/1435) là hoàng đế Trung Quốc thời nhà Minh trong khoảng từ năm 1425 tới năm 1435 với niên hiệu Tuyên Đức. Tên thật của ông là Chu Chiêm Cơ, con trai của Minh Nhân Tông. Tuyên Đức là người yêu thích văn chương. Ông cũng là người quyết định lấy Bắc Kinh làm kinh đô cho nhà Minh.

Cuộc đời

Tháng 8 âm lịch năm 1426, chú của ông, Hán vương Chu Cao Hú (朱高煦), vốn là người con trai được Minh Thành Tổ Chu Lệ yêu quý do có công cứu giá; nhưng do bất chấp quân pháp nên năm 1417 đã bị đày tới một thái ấp nhỏ ở Lạc An, (nay là Quảng Nhiêu, Sơn Đông). Khi Chu Cao Hú làm loạn, vị hoàng đế mới lên ngôi, Minh Tuyên Tông, đã đem 20.000 quân tấn công ông ta tại Lạc An. Chu Cao Hú bị phế làm thứ nhân (thường dân) và chết do bị tra tấn. Sáu trăm quan lại theo Hán vương cũng bị tử hình và 2.200 người khác bị lưu đày.

Hoàng đế Tuyên Đức cũng là người hay tham khảo ý kiến các đại thần như Dương Sĩ Kì, Dương Vinh. Ông cũng là người chủ trương rút quân đội nhà Minh ra khỏi An Nam do khi đó họ đang bị sa lầy tại đây, với việc sửa đổi chính sách thảo phạt của thời kỳ Vĩnh Lạc (niên hiệu của Minh Thành Tổ) thành chính sách hưu binh dưỡng dân, nhưng một số các đại thần của ông không đồng ý. Sau khi binh lính nhà Minh chịu nhiều tổn thất và thương vong, Tuyên Tông đã cho Liễu Thăng đem quân sang cứu trợ; nhưng đội quân này cũng bị đánh bại, mất khoảng 70.000 người vào năm 1427. Sau đó quân đội nhà Minh phải rút lui khỏi An Nam và Tuyên Tông buộc phải công nhận quyền độc lập của người Việt. Tại phía bắc, Tuyên Tông đã đi tuần thú biên giới với 3.000 kị binh vào năm 1428 và đã trừng phạt những kẻ cướp bóc từ bộ lạc Uriyangkhad của người Mông Cổ. Người Hán cho phép những người Mông Cổ miền đông theo Arughtai đánh nhau với các bộ lạc người Oirats của Toghon ở phía tây. Bắc Kinh hàng năm nhận ngựa từ Arughtai; nhưng ông ta đã bị người Oirats đánh bại vào năm 1431 và bị giết năm 1434 khi Toghon chiếm được miền đông Mông Cổ. Triều đình nhà Minh sau đó duy trì quan hệ hữu hảo với người Oirats. Quan hệ ngoại giao với Nhật Bản cũng được cải thiện vào năm 1432. Các quan hệ với Triều Tiên cũng tốt, ngoại trừ việc họ không đồng ý với việc phải gửi các thiếu nữ đồng trinh để sung vào hậu cung nhà Minh. Tuyên Tông cũng cho phép Trịnh Hòa thực hiện thêm một chuyến đi biển nữa; nhưng những chuyến viễn thám hàng hải đó đã kết thúc vào năm 1434.

Hội đồng cơ mật gồm các thái giám đã tăng cường củng cố quyền lực tập trung hóa bằng cách kiểm soát chính sách bí mật, và ảnh hưởng của họ còn tiếp tục gia tăng. Năm 1428, một viên ngự sử khét tiếng là Liu Guan đã bị xử tội đày đi khổ sai và được thay thế bằng Gu Zuo (chết 1446), một người liêm khiết đã bãi nhiệm 43 thành viên của các đô sát viện Bắc Kinh và Nam Kinh vì bất tài. Một số quan lại làm trong các đô sát viện bị hạ cấp, bỏ tù hay đi đày, nhưng không có ai bị xử tử. Những người thay thế phải trải qua thời gian thử thách do các đô sát viện thực hiện việc kiểm tra toàn bộ thể chế hành chính của nhà Minh, bao gồm cả trong quân đội. Cùng năm, Tuyên Tông đã cải cách các quy tắc quản lý chế độ cưỡng bách quân dịch, chế độ xử lý những kẻ đào tẩu. Quân đội mang tính cha truyền con nối vẫn tiếp tục tỏ ra là không hiệu quả với tinh thần bạc nhược. Các bất công lớn trong gánh nặng thuế má đã làm cho phần lớn nông dân phải bỏ trang trại ra đi trong vòng 40 năm trước đó. Năm 1430, Tuyên Tông ra sắc lệnh giảm thuế trên tất cả các loại ruộng đất và gửi các quan lại đi kinh lý để sắp xếp lại công việc hành chính tại các tỉnh, thực hiện chính sách kiểm soát dân sự đối với quân sự. Họ đã cố gắng để loại bỏ những điều trái với quy tắc và sự tham nhũng của những người thu thuế. Tuyên Tông cũng thường ra lệnh xử lại các vụ án để cho phép hàng ngàn người dân vô tội có thể được giải phóng. Ông mất vì bệnh sau 10 năm trị vì; thời gian trị vì tuy ngắn, nhưng thời kỳ đó được coi là thời kỳ vàng son của nhà Minh.

Gia đình

Vợ

Cung Nhượng Chương hoàng hậu Hồ Thiện Tường
Hiếu Cung Chương hoàng hậu họ Tôn
Hiền phi họ Ngô, mẹ Minh Cảnh Tông
Tần phi, Quách Ái
Đoan Tĩnh quý phi họ Hà
Thuần Tĩnh hiền phi họ Triệu
Trinh Thuận huệ phi họ Ngô
Trang Tĩnh thục phi họ Tiêu
Trang Thuận kính phi họ Tào
Trinh Huệ thuận phi họ Từ
Cung Định lệ phi họ Viên
Trinh Tĩnh thục phi họ Chư
Cung Thuận sung phi họ Lý
Túc Hi thành phi họ Hà

Con cái

Trai

Chu Kì Trấn, con trưởng, sau này là Minh Anh Tông , mẹ là Hiếu Cung Chương hoàng hậu họ Tôn (ghi chú: Minh sử cho rằng mẹ đẻ của ông này là một cung nhân).
Chu Kì Ngọc, con thứ, sau này là Minh Cảnh Tông, mẹ là Hiền phi họ Ngô.

Gái

Công chúa Thuận Đức, năm Chính Thống thứ 2 (1437) lấy Thạch Cảnh (石璟).
Công chúa Thường Đức, mẹ là Cung Nhượng Chương hoàng hậu họ Hồ. Năm Chính Thống thứ 5 (1440) lấy Tiết Hoàn. Chết năm Thành Hóa thứ 6 (1470).

Nhà Đường_triều đại phong kiến trung quốc

Nhà Đường, với thủ đô nằm ở Trường An (ngày nay thuộc ngoại ô Tây An) vào thời kỳ đó là thành phố đông dân nhất thế giới, được các nhà sử học coi như là đỉnh cao trong nền văn minh Trung Hoa — ngang bằng, thậm chí còn hơn cả thời nhà Hán. Lãnh thổ của nó, thu được nhờ các cuộc chinh chiến quân sự của các triều đại trước đó, là lớn hơn nhiều so với thời nhà Hán. Nhờ các mối liên hệ được mở rộng với Ấn Độ và Trung Đông, thời đại của đế chế này cũng là thời kỳ nở rộ của các hoạt động sáng tạo trong nhiều lĩnh vực. Phật giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ vào cùng khoảng thời gian chào đời của Khổng Tử, tiếp tục thăng hoa trong thời nhà Đường và đã được hoàng tộc chấp nhận, được Hán hóa rộng khắp và trở thành một bộ phận vĩnh cửu của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Tuy nhiên, các vị vua sau này đã lo ngại về quyền lực của các sư sãi Phật giáo và đã tiến hành các biện pháp bạo lực chống lại họ trong thế kỷ 8. Phật giáo tại Trung Quốc kể từ đó không bao giờ trở lại được như thời kỳ hoàng kim trước đó. Công nghệ in ấn bằng bản khắc đã làm cho các tài liệu được phổ biến rộng rãi hơn trong công chúng.



Thời nhà Đường là thời kỳ hoàng kim của văn học và nghệ thuật Trung Quốc (xem thêm Nghệ thuật thời Đường). Hệ thống chính quyền được duy trì nhờ giai cấp trí thức Nho học, được chọn lựa thông qua các hệ thống khoa cử đã được hoàn thiện hơn dưới thời nhà Đường. Các thủ tục mang tính cạnh tranh này đã được thiết lập nhằm lựa chọn những người có tài năng nhất để phục vụ cho chính quyền. Nhưng có lẽ mối quan tâm lớn nhất của các vị vua nhà Đường là sự phụ thuộc của đế chế vào các gia đình quý tộc có quyền lực cũng như các lãnh chúa có thể để lại những hậu quả gây mất ổn định, do vậy họ đã tạo ra một hệ thống quan lại không có lãnh thổ tự trị cũng như không có các cơ sở quyền lực quân sự. Các quan chức này thông thường là có quan hệ họ hàng thân thích với hoàng tộc. Từ thời nhà Đường cho đến tận thời gian gần đây của nhà Thanh năm 1911, các quan chức hoạt động như là tầng lớp trung gian giữa người dân thường và chính quyền nhà nước.

Lý Uyên đã thành lập ra nhà Đường nhưng chỉ cai trị trong vài năm trước khi bị phế truất bởi con trai là Lý Thế Dân, sau này được biết đến như là vua "Đường Thái Tông". Sau đó Thái Tông bắt đầu giải quyết các vấn đề nội bộ. Các vấn đề này là một trong những vấn đề khó chịu nhất của các triều đại trước. Dưới hoàng đế có ba bộ (省, shěng): quân sự, kiểm soát và hội đồng quốc gia. Mỗi bộ có các công việc khác nhau. Cũng trong thời kỳ nhà Đường đã có một người phụ nữ duy nhất cai trị Trung Quốc, đó là Thái hậu Võ Tắc Thiên và bà đã để lại dấu ấn trong lịch sử quốc gia này.

Những thập niên đầu tiên của thế kỷ 8 là đỉnh cao của nhà Đường. Đường Huyền Tông đã đưa Trung Quốc tới thời kỳ hoàng kim của nó và ảnh hưởng của nhà Đường đã đến tận Nhật Bản và Triều Tiên về phía đông, Việt Nam về phía nam cũng như khu vực tây và trung Á về phía tây. Điểm xuống dốc bắt đầu vào năm 755 trong những năm cuối cùng của thời gian trị vì của Huyền Tông, khi cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn đã tiêu hủy nhà Đường cũng như tất cả sự thịnh vượng mà phải mất nhiều năm mới có thể xây dựng lại. Nó đã làm suy yếu quốc gia này và trong 150 năm còn lại nhà Đường không bao giờ lấy lại được những ngày huy hoàng của thế kỷ 7 và 8.

Gần cuối giai đoạn nhà Đường, các lãnh chúa quân sự khu vực (Tiết độ sứ) đã ngày càng tăng thêm quyền lực và bắt đầu hoạt động với tư cách giống như các chế độ độc lập với các quyền riêng của họ. Nhà Đường kết thúc khi một trong các lãnh chúa quân sự, Chu Ôn, phế truất vị vua cuối cùng và cướp lấy ngai vàng, nó mở đầu cho thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc; thời kỳ này bao gồm 5 triều đại là: nhà Hậu Lương (907-923), nhà Hậu Đường (923-936), Hậu Tấn (936-946), nhà Hậu Hán (947-950), nhà Hậu Chu (951-960), và 10 vương quốc là: Ngô (902-937), Tiền Thục (907-925), Ngô Việt (907-978), Sở (907-951), Nam Hán (907-971), Mân (909-945), Nam Bình (924-960), Hậu Thục (934-965), Nam Đường (937-975), Bắc Hán (951-979).

Sưu Tầm

Nhà Tần-Triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc

Năm 221 trước công nguyên, trải qua hơn 2 nghìn năm xã hội nô lệ, nhà Tần, triều đại phong kiến tấp quyền trung ương thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã ra đời. Sự ra đời của nhà Tần có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.

Từ năm 255 đến 222 trước công nguyên là thời kỳ Chiến quốc trong lịch sử Trung Quốc, cũng là thời kỳ cuối của xã hội nô lệ ở Trung Quốc. Lúc đó có rất nhiều nước nhỏ độc lập, giữa các nước này luôn xảy ra thôn tính lẫn nhau và cuối cùng chỉ còn lại 7 nước tương đối lớn gọi là “thất hùng”, tức Tề, Sở, Hàn, Yên, Ngụy, Triệu, Tần. Trong 7 nước này thì nước Tân nằm ở phía tây bắc tiến hành cải cách quân sự và nông nghiệp sớm nhất, quốc lực được tăng cường nhanh chóng. Năm 247 trước công nguyên, Doanh Chính mới 13 tuổi kế vi vua Tần, năm 22 tuổi chính thức nhiệp chính và bắt đầu thực thi chiến lược hùng vĩ thôn tính 6 nước kia thống nhất thiên hạ. Ông thu hút nhân tài bốn phương, miễn ai có tài đều được trọng dụng. Chẳng hạn như ông từng trọng dụng Trịnh Quốc Hưng là gián điệp của nước Hàn để xây dựng kênh Trịnh Quốc, làm cho hơn 40 nghìn ha đồng ruộng chua mặn của nước Tần trở thành đồng ruộng phì nhiêu không bao giờ mất mùa, tạo điều kiện vật chất đầy đủ cho nước Tần thống nhất Trung Quốc. Năm 230 đến 221 trước công nguyên, trong vòng không đầy 10 năm Doanh Chính lần lượt tiêu diệt được 6 nước Tề, Sở, Hàn, Yên, Ngụy và Triệu, hoàn thành đại nghiệp thống nhất. Lịch sử Trung Quốc kết thúc cục diện cát cứ, xuất hiện triều đại Nhà Tần tập quyền trung ương thống nhất và chuyên chế, Doanh Chính trở thành hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nên mới gọi là “Tần Thủy Hoàng”.

Nước Tần thống nhất Trung Quốc có đóng góp và ý nghĩa cực kỳ to lớn trong lịch sử Trung Quốc. Trước hết, về chính trị, Tần Thủy Hoàng đã phế bỏ chế độ phân phong, thi hành chế độ Quận Huyện, chia cả nước thành 36 quận, dưới quận là Huyện; Quan lại của trung ương và địa phương đều do nhà vua đích thân tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm, không thi hành chế độ cha truyền con nối. Chế độ Quận Huyện do nhà Tần sáng lập đã trở thành định chế trong lịch sử phong kiến Trung Quốc hơn 2 nghìn năm, tên gọi của rất nhiều Huyện ở Trung Quốc hiện nay đều là do nhà Tần đặt cho cách đây hơn 2 nghìn năm. Một đóng góp quan trọng nữa của Nhà Tần thống nhất Trung Quốc là việc thống nhất chữ viết. Trước nhà Tần các nước đều có chữ viết riêng của mình, mặc dù các loại văn tự này có cùng nguồn gốc và cách viết gần giống nhau, nhưng vẫn gây trở ngại cho việc truyền bá và giao lưu văn hóa. Sau khi thống nhất, Nhà Tần qui định chữ Hán Triện nhỏ của nước Tần là văn tự thông dụng trong toàn quốc, từ đó về sau diễn biến của chữ Hán Trung Quốc bắt đầu có cơ sở tra cứu, điều này có ý nghĩa không thể lường hết được đối với sự hình thành lịch sử và kế thừa văn hoá của Trung Quốc.

Ngoài ra, nhà Tần còn thống nhất dụng cụ đo lường trong cả nước. Cùng như văn tự, trước ngày thống nhất giữa các nước có sự khác nhau về thước đo, dung tích, trọng lượng, trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó nhà Tần còn thống nhất đồng tiền và pháp luật, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế quốc gia, cũng tăng cường mạnh mẽ địa vị của chính quyền trung ương.

Để tăng cường ách thống trị chuyên chế về tư tưởng, năm 213 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng ra lệnh thiêu hủy toàn bộ các sách sử của nước khác, kinh điển Nho giáo ngoài “Tần sử” mà các quan lại cất giữ, thậm chí giệt chết những người dám giấu giếm cất giữ những sách này. Bên cạnh đó, để phòng ngừa các chính quyền dân tộc thiểu số ở phương bắc xâm lấn, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh tu sửa lại trường thành của các nước Tân, Triệu, Yên...nối lại với nhau thành Vạn lý Trường Thành chạy từ sa mạc phía tây đến vùng ven biển phía đông. Tần Thủy Hoàng còn ráo riết xây dựng, huy động hằng 70 vạn dân công tiêu tốn tiền bạc để xây dựng khu lăng tẩm Lệ Sơn, đây chính là Tần Lăng và Binh Mã Dõng-di sản thế giới ngày nay.

Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc đã kết húc cục diện cát cứ phân chia kéo dài trong lịch sử Trung Quốc, xây dựng lên một đế chế phong kiến hùng mạnh đa dân tộc với dân tộc Hán làm chủ thể, lịch sử Trung Quốc từ đó đã sang tang mới.

Khái lược về Hình tượng Rồng các triều đại Nguyên – Minh – Thanh

“Rồng vốn là hình con Đằng của người Hạ, vốn là hình tượng đính ước, khi đi vào cuộc sống rồi trở thành vật tốt lành của giai cấp thống trị, đưa vào một nơi tối cao, tối quí.” Và trong Quảng Nhã Thích hỗ giải thích: “Long, quán dã – Rồng, bao trùm tất thảy” và Rồng đã vĩnh viễn trở thành hình tượng của hoàng đế hay hoàng quyền…

1. Rồng và Vương vị:

Rồng, hay đúng hơn là Hình tượng Rồng từ khi xuất hiện dường như đã được gắn liền với sự tôn quí. Một cuốn cổ thư là Dịch kinh viết: “Phi long tại thiên”. Ý nghĩa của lời này cũng có nhiều cách hiểu, nhưng hãy xem một lời giải thích gần gũi nhất: Sớ giải thích: “Phi long tại thiên, do thánh nhân chi tại Vương vị – Rồng bay lên trời, bởi bậc Thánh vương đang tại vị”. Sự biến chuyển ý nghĩa từ lấy sự biểu hiện (Có vua tốt thì có Rồng hiện hình) sang nghĩa hình tượng của Vua là Rồng (để xứng với vai vị Thiên tử) đã trở thành lề lối cho nhiều đời thống trị phong kiến về sau. Tuy vậy, những nguyên nghĩa của ý nghĩa này vẫn được thể hiện trong cách gọi một số niên hiệu của các bậc đế vương. Gần đây nhất, năm 1802, khi Vua Gia Long lên ngôi, ngoài việc Ngài lấy chữ Gia long đặt cho niên hiệu của thời đại mình cai trị mà còn có cách gọi khác là “Long phi”. Tất nhiên, cũng có thể thấy cách sử dụng này được dùng riêng trong hai đời đầu của một triều đại (Thái tổ, Thái tông) nhưng chủ yếu là sự tôn xưng của những thế hệ sau và cũng là niềm khao khát hy vọng cho mỗi triều đại – một vương triều Thánh trị. Nhà văn hóa lớn của Trung Quốc là Văn Nhất Đa cũng đã từng khảo chứng: “Rồng vốn là đồ đằng (biểu tượng) của người Hạ, trở thành hình tượng của sự đính ước, sau đi vào cuộc sống để trở thành vật may mắn tốt lành của giai cấp thống trị, được tôn lên nơi tối cao, tối quí.” Và trong Quảng Nhã Thích hỗ giải thích: “Long, quán dã – Rồng, bao trùm tất thảy” và Rồng đã vĩnh viễn trở thành hình tượng của hoàng đế hoặc hoàng quyền cho tới tận ngày nay.

2. Sự uy nghiêm của Rồng:

Lịch sử dài 5000 năm của dân tộc Trung Hoa luôn sùng thượng Rồng, rắn và luôn lồng cho chúng những sức mạnh siêu nhiên, với sự uy nghiêm thần bí bởi hình tượng của chúng là sự thể hiện của các hoàng đế. Nguyên sử qui định: “Nghiêm cấm mặc đồ có thêu hình Kỳ lân, loan phượng, thỏ trắng, linh chi, rồng hai sừng năm móng)” và đời Minh, Thanh thì vẫn như vậy. Hình tượng Rồng không chỉ được đại diện cho khuôn mặt của đức vua (Long nhan), mắt (Long nhãn), thân thể của đức vua (Long thể), … hay ân đức của ông (Long ân) khi ban phát cho triều thần, và còn được áp dụng vào cả những thứ mà đức vua thường sử dụng như áo (Long bào), giường (Long sàng),… đã được nhiều triều đại phong kiến phương Đông ứng dụng. Trong Minh sử, thiên Thực hóa chép: “Thời Minh Tuyên Đức, lấy hoa văn hình rồng làm đồ sứ tế khí”. Trong Văn minh hội điển cũng chép: “Năm Tuyên Đức thứ 8 (1433) cho tạo đồ sứ có trang trí hình long phượng 443.500 chiếc”… và cho tới Thời Chính Thống, triều đình cũng đã ban những sắc lệnh tạo tác trên đồ ăn bằng sứ có hình Cửu long, Cửu phượng, và lại còn tạo ra những bình hoa có rồng xanh nền trắng.

Như thế, hình tượng Rồng đã được tuyệt đối hóa cao độ. Hình tượng Rồng đã được vị trí tối cao tối quí trong quan niệm trị quốc của người phương Đông và đối với nghề gốm sứ, hình tượng Rồng đã được sử dụng một cách cao độ với những giá trị siêu hình, và tất nhiên, mặt trái của nó là sự trả giá bằng cái chết của những ai vi phạm vào điều cấm kị như sự việc năm 1599 (Minh Vạn Lịch thứ 27), chỉ vì sơ xảy khi sử dụng chiếc lọ sứ thanh hoa vẽ Rồng của anh thợ lò Đồng Tân đã bị viên hoạn quan Phan Trương được cử đến quản lý lò ngự diêu ở Cảnh Đức Trấn, thúc bách khiến anh thợ chỉ còn biết tìm cái chết trong lò nung ngàn độ.

3. Khái lược về Hình tượng Rồng các triều đại Nguyên – Minh – Thanh:

Cho dù là xuất thân là một con vật huyền thoại (hoặc được khái quát hóa của loài cá sấu, hay kì nhông nào đó) thì Rồng vẫn phải có một cái vỏ vật chất, và theo sự kéo dài mãi của lịch sử, sự biến dạng của Hình tượng Rồng đã khiến không mấy ai còn biết tới hình dạng ban đầu của chúng. Qua việc tổng hợp các tư liệu của chúng tôi về các hình trạng được các họa sĩ cổ đại thể hiện, chúng ta có thể thấy, sự biến dạng của Rồng qua từng thời đại là có sự khác nhau khá rõ rệt. Mõm rồng ngày càng ngắn lại tỉ lệ với thân ngày càng được dài ra (do ý thức hệ của các họa công từng thời). Sơ khởi, có lẽ Đồ hoạ kiến văn chí là một tư liệu cổ nhất có những ghi chép về hình trạng của Rồng: “Sừng như sừng hươu, đầu giống đầu lạc đà, mắt như mắt quỉ, hàm rắn, bụng trăn, vảy cá, móng ưng, chưởng tay như hổ, tai như trâu”… và hình tượng này luôn là những căn cứ cơ bản nhất để các họa công các thời kì thể hiện.

Hình tượng Rồng trên đồ gốm sứ có thể thấy là rất lâu, nhưng nếu chỉ tính là đồ chuyên biệt cho một triều đại thì rõ nhất bắt đầu từ thời Nguyên. Đặc điểm nhận dạng của Rồng đời Nguyên là chiếc đầu nhỏ mà tròn (nhỏ hơn đầu rồng đời Tống), số lượng của bờm rồng đời Nguyên thường là nhiều, nhưng cũng có thể ít. Do nanh tương đối dài mà hàm lại nhỏ khiến miệng rồng như được chia thành hình dài hoặc hình tròn, mép trên cong, nếu miệng há thì lưỡi vươn dài, mảnh, thân dài, móng dài mà cong móc vào trong, thường là ba, nhưng cũng có khi có bốn hoặc năm móng. Nếu năm móng thì tương đối nhỏ, đuôi dài nhưng nhọn, sắc màu đậm, đơn giản, ít khi có vẽ cùng hình ảnh nước, hình vẽ rất sinh động, bút pháp mạnh mẽ, khí thế rất uy dũng.

Thời Minh, sự biến chuyển hình trạng của Rồng có lẽ rõ nhất là từ thời Vĩnh Lạc, Tuyên Đức (1403-1434). Đầu rồng to hơn thời Nguyên, sắc màu đều đặn, mõm dài, mũi như mũi lợn nên còn gọi là Chư Bà long, răng nanh không những rất dài mà còn được phân hóa với nanh dưới và còn cong lên. Chiếc lưỡi dài vươn ra từ cái mồm khá rộng, ở thời kì đầu, lưỡi thường dài và nhọn, ở thời kỳ sau thì lưỡi đã nhỏ mà cong lại gần giống với Rồng thời Thanh, hai râu gập cong đối xứng hai bên mũi, ở hàm thường có hai hoặc ba chòm râu, bờm như những bó lông kết lại, ở thời kỳ đầu bờm ít, sau thì nhiều hơn, cong mà bay lên. Vẻ mặt Rồng được biểu lộ sự giận dữ đầy uy lực. Mắt rồng lúc này như mắt cá, trên đồ án thường được vẽ về một phía. Bộ phận móng như móng của chim ưng, thường là ba, bốn móng. Nếu năm móng thì đã là đồ chuyên biệt của quan diêu, thân đã được cách điệu, có vẻ to khoẻ hơn rồng thời Nguyên. Ở dân diêu, rồng phải vẽ rất giản dị, đuôi rồng thường to mà ngắn. Những họa tiết bổ trợ thường là sóng biển, lửa, mây hay hoa dây.

Ở thời Thanh sơ, sự chuyển biến của Hình dạng Rồng trở nên rõ rệt. Do nhan liệu và chất liệu đã có sự tinh chế và tính toán kĩ nên các đồ hoạ rất tinh mỹ, bút pháp nhuần nhuyễn, hình thức rất đa dạng, màu sắc tươi tắn, lớp lang rõ rệt. Do đại diện của một bộ tộc ngoài Trung Nguyên khiến quan niệm về Rồng đã được thay đổi. Sự biến chuyển ý nghĩa của hình tượng từ biểu tượng cho Hoàng đế đã nhập hẳn vào hình tượng của Hoàng đế. Tính nhân hóa của Rồng được nhấn rất mạnh. Đầu rồng rất to, đầu vuông trán rộng, mồm nhọn mà ngắn. Lưỡi tuỳ theo hướng của môi dưới mà cuộn lên, hàm trên hàm dưới đều có râu. Râu rồng thời Khang Hy thường như hình răng cưa, về sau thì phân ra hai chòm râu như râu dê, bờm thì tung ra sau hướng lên trên, hai râu dài cuộn xoắn hai bên mũi. Thân rồng thường theo nguyên tắc Tam ba cửu chiết (Lượn ba lần, cuộn chín khúc), móng rồng tựa như móng gà, năm ngón xoè như cái chong chóng, không còn cảm thấy sự dữ tợn của thời Nguyên và Minh. Cho đến cuối Thanh thì hình Rồng đã biến dạng, nanh dài, thân rồng vặn khúc tùy hứng, vảy không còn lớp lang mà tựa như mắt lưới.