Bí quyết tình dục của các Hoàng đế Trung Hoa cổ đại

Hoàng Đế nội kinh, cuốn y học được viết vào 2.000 năm trước tiết lộ các bí quyết của các hoàng đế trong đời sống tình dục.

Giờ đây, cuốn sách này vẫn còn trở thành cẩm nang đối với những hoạt động chăm sóc sức khoẻ bằng y học truyền thống của Trung Hoa.

Bí quyết đó được lưu giữ lâu đời và được tìm thấy vào năm 1974 trong ngôi mộ của hoàng đế Ma ở Chang Sha. Cuốn sách bí kíp giữ gìn sức khoẻ viết trên giấy bằng tre đó liên quan đến hoạt động tình dục. Vậy bí quyết đó là những gì?

Bảy điều cần phải tránh

Một trong những bí quyết mà quyển sách lưu ý tới người đọc là hãy làm "chuyện ấy" thật thoải mái, vừa phải chứ không nên quá lao lực. Ảnh minh hoạ
1. Cảm giác đau buốt trong quá trình cọ xát và thái độ thô bạo khi quan hệ tình dục sẽ gây ra cảm giác đau đớn ở cơ quan bên trong. Do đó, cần phải tiến hành chậm rãi.

2. Nên thận trọng với hiện tượng đổ mồ hôi quá nhiều khi quan hệ tình dục vì nó có liên quan đến thể chất.

3. Sự mệt mỏi do hoạt động tình dục quá mức.

4. Không có sức mạnh tình dục hay còn gọi rối loạn cương dương.

5. Thái độ hăm doạ và lo lắng, sợ hãi.

6. Việc ép buộc hay thực hiện quan hệ tình dục mà không được sự đồng ý của bạn tình sẽ gây ra các vấn đề không mong muốn, nhất là đối với bạn tình là nữ.

7. Ham muốn được đáp ứng vội vã là tình trạng không được ưa thích đối với cả hai.

Tám điều quan trọng để đời sống tình dục hoà thuận

1. Chăm sóc năng lượng của cơ thể. Sau khi ngủ dậy, nên tiến hành thể dục thể thao để rèn luyện sự dẻo dai của xương sống, xương chậu và thả lỏng vùng cơ thể phía sau. Tập luyện vùng hậu môn để tăng sự co bóp khiến cho năng lượng có thể chuyển xuống phần phía dưới.

2. Nuốt nước bọt. Nuốt nước bọt của chính mình một cách đều đặn và điều tiết hơi thở đều đặn và thư thái.

3. Chọn đúng thời điểm quan hệ tình dục và làm cả hai cảm thấy dễ chịu trước khi bắt đầu.

4. Tích trữ năng lượng. Khi quan hệ tình dục, các đôi phải thả lỏng, thư giãn phần cơ thể phía sau và co bóp phần hậu môn.

5. Quan hệ tình dục không nên bắt ép, phải nhẹ nhàng, chậm rãi.

6. Sự tiếp cận phải diễn ra nhẹ nhàng và thư thả. Thỉnh thoảng dừng lại để người nữ có thể cảm nhận được đầy đủ cảm giác khoan khoái.

7. Khi người phụ nữ cảm thấy gần đạt đỉnh, người nên cong người về phía sau. Sau khi xuất tinh, người đàn ông đừng vội rút “cậu nhỏ” ra.

8. “Cậu nhỏ” nên rút ra trước khi trở hết cương hoàn toàn và nên rửa sạch ngay sau đó.

Ngoài ra, bí quyết yêu của người Trung Hoa cổ đại được tiết lộ trong Hua Di Nei Jing còn bao gồm các lưu ý sau:

1. Cả hai người phải được kích thích một cách thoả đáng

2. Đừng yêu khi một trong hai không muốn

3. Tắm rửa sau khi yêu

4. Hoạt động tình dục nên thực hiện một cách vừa phải.

Hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc trong con mắt người phương Tây

Trong lịch sử Trung Quốc có hai hoàng đế được coi là đạt đến “trình độ cải cách” lớn nhất là Tần Thủy Hoàng và Tùy Văn Đế. Trong thời gian nắm quyền, hoàng đế Tùy Văn Đế đã tiến hành cải cách quy mô lớn thể chế quản lý quốc gia. Trong con mắt người phương Tây, Tùy Văn Đế là hoàng đế vĩ đại nhất của lịch sử Trung Quốc.


Tùy Văn Đế là người sáng lập triều đại nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 581 đến năm 604. Vì sao vị hoàng đế này lại “tỏa sáng” trong con mắt của người phương Tây?

Thứ nhất, Tùy Văn Đế sáng lập cơ cấu trung ương tam tỉnh, lục bộ (tỉnh ở đây là tên cơ quan trung ương của triều đình, không phải là tỉnh - một đơn vị hành chính). Trưởng quan tam tỉnh là Thượng thư, Môn hạ, Nội sử, thực hiện chức năng như một “thủ lĩnh”, phối hợp hỗ trợ hoàng đế xử lý các vấn đề quốc gia.

Tỉnh Thượng Thư là cơ quan hành chính cao nhất của quốc gia, dưới có 6 bộ Lại, Lễ, Binh, Hình, Công. Mỗi bộ thiết lập một thượng thư lệnh làm quan.

Cách sắp xếp cơ cấu như vậy không chỉ tăng cường quyền lực trung ương, mà còn mở ra giai đoạn mới cho thể chế phân chia quyền lực của xã hội phong kiến Trung Quốc.

Thứ hai, Tùy Văn Đế đơn giản hóa cơ cấu hành chính địa phương. Trong thời kỳ Nam Bắc triều, địa phương hỗn loạn, ba cấp hành chính là châu, quận, huyện phức tạp, người đứng đầu có thể đưa bạn bè họ hàng lên làm quan, lạm dụng quyền thế cai trị địa phương hết sức vô lý, người dân bất mãn, bè phái phân chia.

Lúc đó, Tùy Văn Đế đã tiến hành cải cách cơ cấu, mạnh dạn thu gọn ba cấp thành hai cấp châu và huyện. Đồng thời, ông còn thực hiện nghiêm ngặt số lượng người làm quan các cấp: giảm từ 323 quan cấp châu xuống còn 167, từ 99 quan cấp huyện xuống 49.

Điều này không những giảm bớt chi phí cho quốc gia, giảm gánh nặng cho nhân dân, mà còn nâng cao hiệu quả hành chính, tăng cường sự kiểm soát chính quyền giữa trung ương và địa phương.

Thứ ba, Tùy Văn Đế bãi bỏ hành xử tra tấn, sửa đổi và đưa ra “Luật Khai Hoàng”. 81 điều về tội tử hình, 150 điều về tội lưu (là hình phạt đày phạm nhân đi xa khỏi nơi cư trú, có phân biệt xa gần và thời hạn lưu đày), hơn 1000 điều về tội phạt tù đều bãi bỏ, đã giảm bớt tính dã man và tàn khóc của luật pháp, có ý nghĩa rất lớn với hệ thống pháp luật sau này của Trung Quốc.

Thứ tư, Tùy Văn Đế tiếp tục thực hiện chế độ quân điền. Đầu thời Tùy, dựa trên nền tảng của chế độ này của đời trước, Tùy Văn Đế ra quy định: chia cho nam thanh niên, nam trung niên 80 mẫu lộ điền (ruộng đất không có nhà cửa, cây cối trên đó), 20 mẫu ruộng đất trồng trọt lâu dài, phụ nữ được 20 mẫu lộ điền.

Đối với nông dân thông thường, thực hiện chính sách thu thuế thấp; đối với việc sát nhập đất của địa chủ cường hào sẽ bồi thường một khoản tiền. Từ đó khiến người dân tích cực tham gia sản xuất, tăng thuế thu nhập cho quốc gia.

Thứ năm, xây dựng kho lương thực cứu đói cho dân. Tùy Văn Đế đã cho xây một số kho lương thực tại Lạc Dương và vài nơi khác để nhân dân có thể quyên góp và bảo đảm cuộc sống cho toàn xã hội khi gặp khó khăn.

Thứ sáu, thiết lập chế độ khoa cử làm quan. Trước đời Tùy, người trong gia tộc nắm độc quyền nhà nước. Tùy Văn Đế thực hiện chế độ này bởi ông coi trọng người tài, có tài mới được làm quan. Việc cải cách này đã giảm bớt đặc quyền của các gia tộc, ảnh hưởng lớn cho thế hệ sau.

Nhà Tùy và nhà Tần có nhiều điểm tương đồng nhau, đều đóng góp công lao lớn đối với sự nghiệp thống nhất Trung Quốc, cải cách và sáng lập nhiều vấn đề hành chính quốc gia.

Thân phận vị Hoàng đế Trung Hoa cuối cùng qua hồ sơ của FSB

Tại kho lưu trữ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) có một chiếc cặp đặc biệt gồm những tài liệu liên quan đến Vua Phổ Nghi khi còn sống tại Liên Xô. Những tài liệu mới được giải mật này đã giúp làm rõ nhiều trang khuất trong cuộc đời vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc vào thời kỳ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ II...

MINH TUYÊN TÔNG - Hoàng đế Trung Quốc thời nhà Minh




MINH TUYÊN TÔNG
Họ : Chu (朱)
Tự : Chiêm Cơ (瞻基)
Hoàng đế Trung Hoa
Thời gian : 27/6/1425 – 31/1/1435
Niên hiệu : Tuyên Đức (宣德)
Thời gian niên hiệu 8/2/1426 – 17/1/1436
Miếu hiệu : Tuyên Tông (宣宗)
Thụy hiệu : (ngắn) Chương hoàng đế (章皇帝)
Thụy hiệu : (đủ) Hiến thiên sùng đạo anh minh


thần thánh khâm văn chiêu võ khoan
nhân thuần hiếu Chương hoàng đế
憲天崇道英明神聖欽文昭武寬仁
純孝章皇帝

Lưu ý: Ngày tháng tại đây lấy theo lịch Julius.

Minh Tuyên Tông (25/2/1398 – 31/1/1435) là hoàng đế Trung Quốc thời nhà Minh trong khoảng từ năm 1425 tới năm 1435 với niên hiệu Tuyên Đức. Tên thật của ông là Chu Chiêm Cơ, con trai của Minh Nhân Tông. Tuyên Đức là người yêu thích văn chương. Ông cũng là người quyết định lấy Bắc Kinh làm kinh đô cho nhà Minh.

Cuộc đời

Tháng 8 âm lịch năm 1426, chú của ông, Hán vương Chu Cao Hú (朱高煦), vốn là người con trai được Minh Thành Tổ Chu Lệ yêu quý do có công cứu giá; nhưng do bất chấp quân pháp nên năm 1417 đã bị đày tới một thái ấp nhỏ ở Lạc An, (nay là Quảng Nhiêu, Sơn Đông). Khi Chu Cao Hú làm loạn, vị hoàng đế mới lên ngôi, Minh Tuyên Tông, đã đem 20.000 quân tấn công ông ta tại Lạc An. Chu Cao Hú bị phế làm thứ nhân (thường dân) và chết do bị tra tấn. Sáu trăm quan lại theo Hán vương cũng bị tử hình và 2.200 người khác bị lưu đày.

Hoàng đế Tuyên Đức cũng là người hay tham khảo ý kiến các đại thần như Dương Sĩ Kì, Dương Vinh. Ông cũng là người chủ trương rút quân đội nhà Minh ra khỏi An Nam do khi đó họ đang bị sa lầy tại đây, với việc sửa đổi chính sách thảo phạt của thời kỳ Vĩnh Lạc (niên hiệu của Minh Thành Tổ) thành chính sách hưu binh dưỡng dân, nhưng một số các đại thần của ông không đồng ý. Sau khi binh lính nhà Minh chịu nhiều tổn thất và thương vong, Tuyên Tông đã cho Liễu Thăng đem quân sang cứu trợ; nhưng đội quân này cũng bị đánh bại, mất khoảng 70.000 người vào năm 1427. Sau đó quân đội nhà Minh phải rút lui khỏi An Nam và Tuyên Tông buộc phải công nhận quyền độc lập của người Việt. Tại phía bắc, Tuyên Tông đã đi tuần thú biên giới với 3.000 kị binh vào năm 1428 và đã trừng phạt những kẻ cướp bóc từ bộ lạc Uriyangkhad của người Mông Cổ. Người Hán cho phép những người Mông Cổ miền đông theo Arughtai đánh nhau với các bộ lạc người Oirats của Toghon ở phía tây. Bắc Kinh hàng năm nhận ngựa từ Arughtai; nhưng ông ta đã bị người Oirats đánh bại vào năm 1431 và bị giết năm 1434 khi Toghon chiếm được miền đông Mông Cổ. Triều đình nhà Minh sau đó duy trì quan hệ hữu hảo với người Oirats. Quan hệ ngoại giao với Nhật Bản cũng được cải thiện vào năm 1432. Các quan hệ với Triều Tiên cũng tốt, ngoại trừ việc họ không đồng ý với việc phải gửi các thiếu nữ đồng trinh để sung vào hậu cung nhà Minh. Tuyên Tông cũng cho phép Trịnh Hòa thực hiện thêm một chuyến đi biển nữa; nhưng những chuyến viễn thám hàng hải đó đã kết thúc vào năm 1434.

Hội đồng cơ mật gồm các thái giám đã tăng cường củng cố quyền lực tập trung hóa bằng cách kiểm soát chính sách bí mật, và ảnh hưởng của họ còn tiếp tục gia tăng. Năm 1428, một viên ngự sử khét tiếng là Liu Guan đã bị xử tội đày đi khổ sai và được thay thế bằng Gu Zuo (chết 1446), một người liêm khiết đã bãi nhiệm 43 thành viên của các đô sát viện Bắc Kinh và Nam Kinh vì bất tài. Một số quan lại làm trong các đô sát viện bị hạ cấp, bỏ tù hay đi đày, nhưng không có ai bị xử tử. Những người thay thế phải trải qua thời gian thử thách do các đô sát viện thực hiện việc kiểm tra toàn bộ thể chế hành chính của nhà Minh, bao gồm cả trong quân đội. Cùng năm, Tuyên Tông đã cải cách các quy tắc quản lý chế độ cưỡng bách quân dịch, chế độ xử lý những kẻ đào tẩu. Quân đội mang tính cha truyền con nối vẫn tiếp tục tỏ ra là không hiệu quả với tinh thần bạc nhược. Các bất công lớn trong gánh nặng thuế má đã làm cho phần lớn nông dân phải bỏ trang trại ra đi trong vòng 40 năm trước đó. Năm 1430, Tuyên Tông ra sắc lệnh giảm thuế trên tất cả các loại ruộng đất và gửi các quan lại đi kinh lý để sắp xếp lại công việc hành chính tại các tỉnh, thực hiện chính sách kiểm soát dân sự đối với quân sự. Họ đã cố gắng để loại bỏ những điều trái với quy tắc và sự tham nhũng của những người thu thuế. Tuyên Tông cũng thường ra lệnh xử lại các vụ án để cho phép hàng ngàn người dân vô tội có thể được giải phóng. Ông mất vì bệnh sau 10 năm trị vì; thời gian trị vì tuy ngắn, nhưng thời kỳ đó được coi là thời kỳ vàng son của nhà Minh.

Gia đình

Vợ

Cung Nhượng Chương hoàng hậu Hồ Thiện Tường
Hiếu Cung Chương hoàng hậu họ Tôn
Hiền phi họ Ngô, mẹ Minh Cảnh Tông
Tần phi, Quách Ái
Đoan Tĩnh quý phi họ Hà
Thuần Tĩnh hiền phi họ Triệu
Trinh Thuận huệ phi họ Ngô
Trang Tĩnh thục phi họ Tiêu
Trang Thuận kính phi họ Tào
Trinh Huệ thuận phi họ Từ
Cung Định lệ phi họ Viên
Trinh Tĩnh thục phi họ Chư
Cung Thuận sung phi họ Lý
Túc Hi thành phi họ Hà

Con cái

Trai

Chu Kì Trấn, con trưởng, sau này là Minh Anh Tông , mẹ là Hiếu Cung Chương hoàng hậu họ Tôn (ghi chú: Minh sử cho rằng mẹ đẻ của ông này là một cung nhân).
Chu Kì Ngọc, con thứ, sau này là Minh Cảnh Tông, mẹ là Hiền phi họ Ngô.

Gái

Công chúa Thuận Đức, năm Chính Thống thứ 2 (1437) lấy Thạch Cảnh (石璟).
Công chúa Thường Đức, mẹ là Cung Nhượng Chương hoàng hậu họ Hồ. Năm Chính Thống thứ 5 (1440) lấy Tiết Hoàn. Chết năm Thành Hóa thứ 6 (1470).