Đế Nghiêu (tiếng Trung Quốc: 堯, giản thể: 尧) (2337 TCN – 2258 TCN) là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc cổ đại, một trong Ngũ Đế. Ông, cùng với các vua Thuấn và Vũ sau này, được Khổng giáo xem là các vị vua kiểu mẫu và các tấm gương đạo đức.
Thân thế
Nghiêu, cũng được gọi là Giao Đường Thị (陶唐氏). Theo Sử ký - Ngũ đế kỷ, ông có tên là Phóng Huân (放勳), là con trai thứ hai của Đế Khốc, mẹ họ Trần Phong. Ông có người em khác mẹ của Đế Chí.
Vì Nghiêu thuộc bộ tộc Đào Đường nên ông cũng được gọi là Đường Nghiêu (唐堯).
[sửa] Theo thư tịch cổ
Trong thư tịch cổ, Nghiêu thường được ca tụng là một vị vua tài giỏi và đạo đức, lòng nhân từ và sự cần cù của ông được coi là kiểu mẫu cho mọi vị vua và hoàng đế Trung Hoa khác. Buổi ban đầu lịch sử Trung Hoa, ba gương mặt, Nghiêu, Thuấn và Vũ rất thường được đề cập tới, và những nhà sử học thời sau tin rằng có thể họ đại diện cho những lãnh tụ của các bộ tộc liên minh đã thành lập nên một hệ thống trật tự chính phủ thống nhất trong một giai đoạn chuyển tiếp sang một xã hội phong kiến gia trưởng.
Theo truyền thuyết, Nghiêu lên ngôi khi 20 tuổi, qua đời ở tuổi 119 và ông truyền ngôi cho vua Thuấn, người được ông gả cho hai cô con gái từ trước. Trong nhiều cống hiến của mình, vua Nghiêu được cho là đã phát minh ra cờ vây.
Truyền thuyết “Sào Phủ Hứa Do” là một chuyện đời vua Nghiêu. Nhân vật Bành Tổ cũng được cho là một nhân vật của thời vua Nghiêu.
[sửa] Theo Trúc thư kỉ niên
Việc Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn chứ không truyền ngôi cho con là Đan Chu thường được sử sách đời sau xem là tấm gương mẫu mực của việc chọn người tài đức chứ không vì lợi ích riêng tư của dòng họ. Tuy nhiên, có ý kiến căn cứ vào Trúc thư kỉ niên, cuốn biên niên sử của nước Ngụy thời Chiến Quốc cho rằng:
- “Thuấn giam Nghiêu ở Bình Dương rồi cướp lấy ngôi vua.”
- “Thuấn giam Nghiêu và không cho Đan Chu gặp cha.”[1]
[sửa] Trong văn học Việt Nam
Trong văn học Việt Nam, thời Nghiêu, Thuấn được dùng làm điển cố miêu tả thời thái bình, (ngoài) đường không lượm của rơi, (trong) nhà khỏi lo đóng cửa.
Điển cố này ảnh hưởng trong văn học cũng như các khía cạnh khác của đời sống người Việt Nam, kể cả tôn giáo. Bài “Cư Trần Lạc Đạo Phú” của vua Trần Nhân Tông (sư tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật giáo) có câu:
- Đức Bụt từ bi, mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận;
- Ơn Nghiêu khoáng cả, lọt toàn thân phô việc đã tha.
Các vua Việt Nam cũng dùng Nghiêu Thuấn là mẫu mực cho việc cai trị. Bên trong điện Thái Hòa (thành nội Huế), ngay trên ngai vua có bài thơ:
- Văn hiến ngàn năm dựng
- Núi sông vạn dặm xa
- Hồng Bàng thưở lập quốc
- Nghiêu Thuấn vững sơn hà.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét