Tần Thuỷ Hoàng (209-210 trước Công Nguyên)

Tần Thuỷ Hoàng họ Doanh, tên Chính, gọi là Tần Doanh Chính. Cha là Tần Trang Vương qua đời năm 147 tr.CN, Thái tử Doanh Chính nối ngôi. Lúc đó Doanh Chính mới 13 tuổi, mọi quyền lực đều nằm trong tay Tướng quốc Lã Bất Vi. Còn trẻ, Doanh Chính có tư tưởng cởi mở, biết trọng kiến nghị của trí thức đương thời.
Năm 238 tr.CN(năm thứ 9 vương triều Tần), Doanh Chính đã 22 tuổi, mới thực sự nắm quyền điều hành đất nước. Năm sau bãi miễn chức Tướng Quốc của Lã Bất Vi, tập trung quyền lực vào tay mình.
Tần Thuỷ Hoàng là vị hoàng đế phong kiến đầu tiên thống nhất được toàn Trung Hoa. Sau khi thống nhất được đất nước, Tần Thuỷ Hoàng tự xưng là Thuỷ Hoàng Đế, gọi là Nhất Thế. Ông mong muốn họ Tần kéo dài mãi, từ Nhất Thế, Nhị Thế,...cho đến Vạn Thế.
Đối với Lã Bất Vi, Tần Thuỷ Hoàng biết hắn có nhiều âm mưu để lũng đoạn triều chính, nên sau khi bãi chức Tướng Quốc còn bắt hắn giam giữ tại Hà Nam.
Đương nhiên Lã Bất Vi không chịu sự quản chế của Tần Thuỷ Hoàng nên đã cam tâm lợi dụng điều kiện đất Trung Nguyên, liên kết với các chư hầu, âm mưu hoạt động chống lại nhà Tần. Kết quả, năm thứ 12 Tần Doanh Chính, Lã Bất Vi bị bức vào đất Thục, rồi bị buộc tự sát.
Vương Triều Tần, từ lúc Tần Doanh Chính lên ngôi Hoàng Đế, gọi là Tần Vương Chính.
Năm Tần Vương Chính thứ 14, nước Hàn cắt đất dâng để cầu hoà với Tần, xin làm thần triều cống và phái công tử Hàn Phi làm sứ giả. Trước đây Hàn Phi thấy nước Hàn ngày càng trở nên suy yếu, nhiều lần dâng tờ trình Hàn Vương, mong nhà vua hãy áp dụng lý luận của Pháp gia để cải cách, cai trị đất nước, nhưng để bị ngoài tai.
Do đó, Hàn Phi tức giận viết đến 10 tờ trình mang tên "Cô Phẫn" và Thuyết Nan đến hơn 10 vạn chữ, tập hợp lại thành bộ sách Hàn Phi Tử, bộ sách lý luận Pháp Gia.
Tần Vương CHính sau khi đọc tờ trình của Hàn Phi, rất khâm phục nói:
-Rất tinh tế! Nếu ta may được giao du với người này, chết cũng không ân hận.
Khi quân Tần tấn công nước Hàn, nước Hàn cầu hoà, Tần Vương Chính đã mời Hàn Phi đến nước Tần làm cố vấn.
Về sau Tần Vương Chính nghe lời dèm pha của Lý Tư buộc Hàn Phi uống thuốc độc. Hàn Phi chết, Tần Vương Chính tỉnh ra, cho người đế cứu, thì đã muộn.
Tội ác tày đình của Tần Thuỷ Hoàng là "đốt sách, chôn học trò", lịch sử ghi chép lại, muôn đời sau đều nguyền rủa chuyện này.
Năm 34 tuổi, Tần Thuỷ Hoàng mở tiệc rượu ở cung Hàm Dương, tất cả những quan đại thần trí thức đều phải đến trình diện, ca tụng đức Tần Thuỷ Hoàng.
Lúc bấy giờ, có người đòi Tần Thuỷ Hoàng phải thi hành chế độ phân quyền. Nhưng Tể tướng Lý Tư giữ vững chế độ quận huyện, phản đối chế độ phong kiến phân quyền, tâm lý độc tài của Tần Thuỷ Hoàng ngày càng phát triển..
Tần Thuỷ Hoàng cho rằng, chẳng những phải thống nhất về hành chính mà còn phải thống nhát về tư tưởng. Rồi thì triều đình Tần đã thực hiện nền độc tài phong kiến, có nhiều biện pháp cứng rắn.
Về văn hoá, cấm lư hành Thư của Bác gia chư tử, chỉ cho phép dùng các loại sách nói về y lý, bói toán và trồng cây, chỉ được ghi chép sử sách nước Tần, còn tất cả phải đốt sạch.
Lúc sự việc mới băt đầu, có nhiều phản ứng trong xã hội. Năm sau mượn cớ các nhà nho chống đối, Tần Thuỷ Hoàng đã dùng biện pháp trấn áp tư tưởng, từ đốt sách đến chôn học trò. Có lần đã chôn tới 160 nhà trí thức.
Do tàn bạo,ác độc, nhiều tội ác với nhân dân nên Tần Thuỷ Hoàng rất sợ bị ám sat, mọi hành tung đều giữ bí mật, đi đâu làm gì, không để cho ai biết.
Có một hôm, Tần Thuỷ Hoàng đến cung Lương Sơn, từ trên đỉnh núi nhìn xuống bỗng nhìn thấy xe ngựa, tuỳ tùng của Tể tướng Lý Tư rất đông, bụng Hoàng Đế không vui. Một hoạn quan đem chuyện này báo cho Lý Tư biết. Lý Tư hoảng sợ giảm hẳn số xe ngựa. Tần Thuỷ Hoàng nghi hoặc, đặt câu hỏi trong đầu: Tại sao Lý Tư biết được ý của Hoàng Đế? Như vậy việc bí mật trong cung đã tiết lộ ra ngoài. Tần Thuỷ Hoàng dùng hình phạt truy cung, bức mọi người trong cung phải khai ra, nhưng chẳng có kết quả gì, bèn giết sạch các nội thị hầu cần quanh mình

0 nhận xét: