HỐT TẤT LIỆT_hoàng đế nhà Nguyên

Hốt Tất Liệt (23/9/1215[6] - 18/2/1294[7]) (tiếng Mông Cổ: Хубилай хаан, chữ Hán: 忽必烈; bính âm: Hūbìliè) là đại hãn thứ năm của Mông Cổ đồng thời là người sáng lập ra nhà Nguyên. Ông là con trai thứ hai của Đà Lôi với vợ cả là Sorghaghtani Beki (Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni), nhưng là con trai thứ tư[8] khi tính cả các con của các bà vợ bé, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn.

Năm 1260, Hốt Tất Liệt đã trở thành đại hãn của đế quốc Mông Cổ sau khi anh trai ông là đại hãn Mông Kha chết năm trước đó, mặc dù em trai ông là A Lý Bất Ca (Ariq Böke) cũng tự xưng là đại hãn tại kinh đô của đế quốc Mông Cổ vào thời điểm đó là Karakorum. Cuối cùng ông đã giành thắng lợi trước A Lý Bất Ca vào năm 1264, và mặc dù cuộc tranh giành quyền kế vị đã đánh dấu sự kết thúc của sự thống nhất chính trị trong nội bộ đế quốc Mông Cổ, nhưng đế quốc này về tổng thể vẫn là thống nhất và hùng mạnh[9]. Ảnh hưởng của Hốt Tất Liệt vẫn còn mạnh tại hãn quốc Y NhiKim Trướng hãn quốc, các phần phía tây của đế quốc Mông Cổ[10].

Năm 1271, Hốt Tất Liệt thành lập nhà Nguyên, vào thời gian đó kiểm soát các khu vực ngày nay thuộc Mông Cổ, Hoa Bắc, phần lớn miền tây Trung Quốc và các khu vực cận kề, và ông có địa vị của một Hoàng đế Trung Hoa. Năm 1279, quân đội nhà Nguyên cuối cùng đã đánh bại Nam Tống và như thế Hốt Tất Liệt đã trở thành hoàng đế Trung Hoa một cách đầy đủ. Miếu hiệu của ông là Nguyên Thế Tổ (tiếng Trung: 元世祖).

Dưới sự lãnh đạo của ông, đế quốc Mông Cổ đã đạt đỉnh điểm của sự hưng thịnh. Ông đã dời đô từ Hoa Lâm về Đại Đô tức Bắc Kinh ngày nay. Vào năm 1271 ông đã lập triều đại của người Mông Cổ mang tên nhà Nguyên. Năm 1279 quân đội của ông tiêu diệt nhà Nam Tống (1127-1279), thống nhất Trung Quốc.

Tất cả các vương quốc nằm cận kề với đế quốc Mông Cổ đều trở thành các nước chư hầu lệ thuộc. Mộng của Hốt Tất Liệt nhắm thôn tính cả Nhật Bản, Đại Việt, BaganJava không thành. Mặc dù rằng Hốt Tất Liệt theo đạo Phật nhưng ông lại cũng để ý đến sự phát triển của đạo Kitô trên thế giới và đã mời các sứ giả truyền đạo này vào Trung Quốc. Ông cũng chú trọng đến việc phát triển các nghề thủ công, khoa học và nghệ thuật. Một trong những người ngoại quốc đã đến thăm triều đình này là Marco Polo.

Hốt Tất Liệt chấp nhận các mô hình chính trị và văn hóa Trung Hoa, cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của các lãnh chúa địa phương, những người đã nổi lên nắm quyền lực trong thời kỳ cuối của nhà Tống. Tuy nhiên, do mất niềm tin vào người Hán nên ông đã chỉ định người Mông Cổ, người Trung Á, người Hồi giáo và một ít người châu Âu vào các vị trí cao hơn người Hán. Hốt Tất Liệt bắt đầu nghi ngờ người Hán khi con rể của một vị bình chương chính sự người Hán lại nổi dậy chống lại ông trong khi ông đang phải quyết đấu với A Lý Bất Ca tại Mông Cổ[11] cho dù ông vẫn tiếp tục mời và sử dụng một số cố vấn người Hán như Lưu Bỉnh Trung, Hứa HànhDiêu Xu.

Năm Chí Nguyên thứ 8 (1271), Hốt Tất Liệt chính thức tuyên bố lập ra nhà Nguyên và đặt kinh đô tại Đại Đô (tiếng Trung: 大都; Wade-Giles: Ta-tu, nghĩa là "kinh đô lớn", ngày nay là Bắc Kinh) hay còn gọi là Hãn Bát Lý (Khanbaliq) vào năm sau đó. Kinh đô mùa hè của ông đặt tại Thượng Đô (tiếng Trung: 上都, nghĩa là "kinh đô trên", hay Xanadu, gần với Đa Luân (多伦) ngày nay). Để thống nhất Trung Quốc[12], Hốt Tất Liệt bắt đầu một chiến dịch rộng lớn chống lại những lực lượng còn sót lại của Nam Tống vào năm Chí Nguyên thứ 11 (1274) và cuối cùng tiêu diệt Nam Tống vào năm Chí Nguyên thứ 16 (1279), thống nhất toàn bộ Trung Hoa.

Nội Trung Hoa và Mông Cổ[13][14] được chia thành 10 hành trung thư tỉnh (行中書省) hay hành tỉnh (行省) trong thời kỳ trị vì của ông với 1 hành thượng thư tỉnh và 1 hành thị lang tỉnh đứng đầu. Bên cạnh 10 hành tỉnh là khu vực trung tâm (tiếng Trung: 腹裏 = Phúc Lý), bao gồm phần lớn Hoa Bắc ngày nay, được coi là khu vực quan trọng nhất của nhà Nguyên và do trung thư tỉnh tại Đại Đô trực tiếp quản lý. Ngoài ra, Tây Tạng cũng do một cơ quan cấp cao khác là Tuyên chính viện (tiếng Trung: 宣政院) quản lý trực tiếp.

Ông quản lý điều hành công việc triều chính khá tốt, khuyến khích phát triển kinh tế với việc cho xây dựng lại Đại Vận Hà, sửa chữa các tòa nhà công và mở rộng đường đi lối lại. Tuy nhiên, chính sách đối nội của Hốt Tất Liệt cũng bao gồm một số khía cạnh của các truyền thống Mông Cổ cũ, và trong khi Hốt Tất Liệt tiếp tục công việc trị vì của mình thì những truyền thống này va chạm ngày càng thường xuyên hơn với kinh tế và văn hóa xã hội Trung Hoa truyền thống.

Niccolo và Maffeo Polo chuyển bức thư của Hốt Tất Liệt cho giáo hoàng Gregory X năm 1271.

Năm 1273, ông cho phát hành một loạt mới các giấy bạc được nhà nước bảo đảm, được sử dụng trong khắp đất nước, mặc dù cuối cùng do thiếu các kỹ năng, kỷ luật tài chính và lạm phát đã làm cho bước đi này trở thành thảm họa kinh tế đối với triều đại này trong những năm sau đó. Việc thanh toán được thực hiện bằng tiền giấy gọi là sáo. Để đảm bảo việc sử dụng nó, chính quyền Hốt Tất Liệt đã sung công vàng, bạc từ các cá nhân cũng như từ thương nhân ngoại quốc. Thay vì thế, các thương nhân được nhận giấy bạc do nhà nước ban hành theo tỷ lệ quy đổi. Điều này giải thích tại sao Hốt Tất Liệt được coi là người đầu tiên tạo ra tiền pháp định. Giấy bạc làm cho việc thu thuế và quản lý một đế quốc rộng lớn trở nên dễ dàng hơn trong khi làm giảm chi phí vận chuyển tiền kim loại[15]. Sau này Gaykhatu (Hải Hợp Đô) của hãn quốc Y Nhi cũng có ý định áp dụng hệ thống này tại Ba TưTrung Đông, nhưng đã hoàn toàn thất bại và ông này bị ám sát ngay sau đó.

Ông cũng cho phát triển các bộ môn nghệ thuật châu Á và chấp nhận những khác biệt về tôn giáo, ngoại trừ khi đề cập tới Đạo giáo. Một số người châu Âu đã từng đặt chân tới đây, đáng chú ý trong số này có Marco Polo trong thập niên 1270, người có thể đã từng nhìn thấy kinh đô mùa hè tại Thượng Đô.

0 nhận xét: