Cách đây hơn 4000 năm, ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều thị tộc và bộ lạc sinh sống. Hoàng Đế là một trong những thủ lĩnh bộ lạc nổi tiếng nhất trong truyền thuyết.
Bộ lạc do Hoàng Đế làm thủ lĩnh ban đầu sống ở vùng Cơ Thuỷ thuộc tây bắc Trung Quốc, sau dời tới vùng Trác Lộc bắt đầu định cư, phát triển chăn nuôi và trồng trọt.
Viêm Đế (Thần Nông) là thủ lĩnh một bộ lạc khác đồng thời với Hoàng Đế, cư trú tại vùng Khương Thuỷ ở tây bắc Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Hoa thì Viêm Đế có họ hàng thân tộc với Hoàng Đế.
Còn Xi Vưu là thủ lĩnh bộ tộc Cửu Lê. Họ chế tạo ra các loại vũ khí như đao, kích, cung, nỏ, thường dẫn bộ lạc đi xâm chiếm, cướp phá các bộ lạc khác.
Có lần, Xi Vưu xâm chiếm vùng đất của Viêm Đế. Viêm Đế đem quân chống lại nhưng thất bại. Viêm Đế đành chạy đến Trác Lộc, xin Hoàng Đế giúp đỡ. Hoàng Đế liên kết các bộ lạc, chuẩn bị lương thực, vũ khí, triển khai một trận quyết chiến với Xi Vưu trên cánh đồng Trác Lộc.
Về trận đại chiến này, đã có nhiều truyền thuyết hoang đường, khi quân của Hoàng Đế thừa thắng đuổi theo quân của Xi Vưu, trời bỗng nổi cuồng phong, là do Xi Vưu đã được sự giúp đỡ của thần gió, thần mưa. Hoàng Đế cũng nhờ Thiên Nữ giúp đỡ. Cuối cùng, Xi Vưu bị đánh bại. Những truyền thuyết trên chỉ có tính chất phản ánh sự khốc liệt của cuộc chiến.
Từ đó, Hoàng Đế được nhiều bộ lạc ủng hộ. Nhưng sau đó 2 bộ lạc của Hoàng Đế và Viêm Đế lại nảy ra xung đột, hai bên đánh nhau một trận ở Bản Tuyền, Viêm Đế thất bại. Từ đó Hoàng Đế trở thành thủ lĩnh của liên minh bộ lạc các vùng Trung Nguyên.
Trong các truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, Hoàng Đế rất được tôn sùng. Người đời sau đều cho rằng Hoàng Đế là thuỷ tổ của người Hoa Hạ (tức dân tộc Hán ngày nay) và coi mình là con cháu của Hoàng Đế. Viêm Đế và Hoàng Đế vốn thân thuộc nên sau này hai bộ lạc lại hoà hợp, nên người Trung Quốc thường tự xưng mình là con cháu Viêm-Hoàng. Để kỉ niệm vị tổ tiên chung đó, người ta xây lăng Hoàng Đế ở Kiều Sơn, phía bắc huyện Hoàng Lăng tỉnh Thiểm Tây.
Hoàng đế là tước vị cao của vua Trung Quốc trong hệ thống phong kiến sau đời nhà Chu. Từ đời nhà Chu ở Trung Quốc trở về trước, tước vị để chỉ vua là Vương tức người có quyền lực tối cao của quốc gia. Năm 221 trước Công Nguyên, Tần Vương Doanh Chính thống nhất các nước nhỏ, các dân tộc khác nhau trên một vùng rộng lớn tạo ra tiền đề để tạo thành nước Trung Quốc sau này. Vua Tần là Doanh Chính vốn đang xưng vương không muốn dùng lại danh xưng Vương như vua nhà Chu, mà sau này sẽ được dùng làm tước phong tặng cho các công thần của mình (tước Vương). Để chứng tỏ đẳng cấp cao hơn của vua nhà Tần mới so với vua nhà Chu cũ, phân rõ tôn ti trên dưới với các vua cai trị các tiểu quốc cũ đã bị tiêu diệt, tỏ rõ thần quyền phong kiến chính danh với dân các nước đã bị chiếm đọat, tiêu diệt, Tần Doanh Chính đã ghép chữ Hoàng là danh xưng của 3 vị vua thời Tam hoàng và chữ Đế là danh xưng của 5 vị vua thời Ngũ đế thời thượng cổ thành tước vị hoàng đế, và trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nước Tần, tức là Tần Thủy Hoàng. Từ đó các vị vua phong kiến tập quyền chính thống ở Trung Quốc cũng dùng danh vị này, và phong tước Vương đã được dùng cho các bề tôi.
Ngôi vi của vua phong kiến xưa ở Trung Quốc tức Hoàng Đế theo chế độ tông pháp tức "cha truyền con nối". Khi Trung Quốc bị chia cắt, các vua đều tự xưng là Hoàng đế. Hoàng đế cuối cùng ở Trung Quốc là Phổ Nghi, thoái vị năm 1911. Viên Thế Khải cũng xưng làm Hoàng Đế. Hồng Tú Toàn thì lại xưng là Thiên Vương với ý cao quý hơn cả Hoàng Đế nhà Thanh.
Vua ở Việt Nam mỗi khi giành được độc lập từ Trung Quốc cũng tự xưng hoàng đế để không kém vua Trung Quốc về mặt danh xưng, như Mai Hắc Đế, Đinh Tiên Hoàng, Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Lê, Quang Trung hoàng đế, Nhà Nguyễn. Hoàng đế cuối cùng ở Việt Nam là Bảo Đại, thoái vị năm 1945.
Hoàng đế ở Nhật Bản xưng là Thiên hoàng.
Ở châu Âu, Vua (emperor) được dịch ra tiếng Việt là hoàng đế để phân biệt với vua (king) ở chỗ hoàng đế không ở dưới quyền của Giáo hoàng. Chẳng hạn các Hoàng đế La Mã trước khi Thiên Chúa giáo trở thành quốc giáo, Hoàng đế Napoléon I của Pháp, Hoàng đế của Đế quốc La Mã thần thánh (Holy Roman Empire).
Tất cả những gì liên quan đến hoàng đế đều có ghép chữ Hoàng hoặc chữ Đế. Vợ chính của hoàng đế là hoàng hậu, con trai là hoàng tử, con gái là công chúa, cha của hoàng đế nếu còn sống là thái thượng hoàng, mẹ là hoàng thái hậu, bà nội là thái hoàng thái hậu.
Hoàng Đế đánh Xi Vưu
Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009 vào lúc 20:25
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét