Truyền thuyết về đời thượng cổ Trung Quốc

Theo truyền thuyết về nguồn gốc người Trung Quốc thì ban đầu, trong thời kỳ Nguyên thuỷ, TQ có họ Hữu Sào (có nghĩa là: "có tổ"). Ban ngày đi hái quả, ban đêm nghỉ ngơi trên tổ làm trên các cây to cao. Sau đó là họ "Toại nhân". Đời sống từ chỗ ăn hoa quả rừng, dần dần biết săn bắn, bắt cá. Từ chỗ ăn sống, tiến tới ăn các thức ăn đã nướng chín, có thể nói dần dần rời bỏ thời kỳ mọi rợ đi lên thời kỳ bán khai. Đó là quá trình phát triển chung của loài người.
Tiếp theo là họ Phục Hy: Phát minh ra chài lưới đánh cá, làm bẫy để săn muông thú, biết chăn nuôi gia súc.
Họ Nữ Oa: Theo truyền thuyết, Phục Hy ăn ở với Nữ Oa, biết giao phối, mở đầu cho việc phát triển dòng giống.
Họ Thần Nông: Phát hiện ra cách trồng trọt lúa và hoa màu, sáng chế công cụ lao động: Cày bừa, biết làm các đồ đất đem vào lò nung. Tổ chức nơi trao đổi sản phẩm. Bắt đầu hình thành chữ.
Do cuộc sống thời Nguyên thuỷ, nên lòng dạ ngay thẳng, họ chưa biết tranh cướp của nhau, nên chưa có pháp luật.
Thần Nông còn có một tên nữa là "Liệt Sơn" (có nghĩa là "đốt núi"). Thời kỳ này con người đã biết khai hoang, mở rộng đất canh tác. Có ba người tiêu biểu cho họ Thượng cổ Trung Quốc: Thái Hiệu, Viêm Đế và Xuy Vưu.
Viêm Đế: Theo truyền thuyết là người họ Khương, người dân tộc miền Tây, cạnh tranh với các Nam tộc.
Xuy Vưu: Một trong chín bộ tộc của Man tộc đã đánh nhau với Viêm Đế. Viêm Đế xin Hoàng Đế giúp đỡ. Sau mấy trận chiến ác liệt mới diệt được Xuy Vưu. Hai thị tộc Viêm Đế và Hoàng Đế dần lớn mạnh và ngày nay vẫn được nhắc lại dưới hai từ "Viêm Hoàng"

0 nhận xét: