Hạ Vũ (chữ Hán: 禹; 2205 TCN – 2198 TCN[1]) là vị vua đầu tiên của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đầu tiên xác lập chế độ cha truyền con nối. Tên khi sinh của ông là Tỉ Văn Mệnh (chữ Hán: 姒文命), thường được gọi là Đại Vũ (大禹)
Trị thuỷ
Theo truyền thuyết, vua Vũ là vị vua đầu tiên của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc, được coi là người sáng lập ra triều đại này. Ông được nhớ tới nhiều nhất với tư cách là người đã có công phát triển kỹ thuật trị thủy chinh phục các sông ngòi Trung Quốc.
Cha Vũ là Cổn (鯀) được vua Nghiêu (堯) sai đi trị thủy nhưng không thành công nên bị người kế tục vua Nghiêu là Thuấn (舜) xử tử. Tiếp tục công việc của cha, Vũ đã đào chín sông mới, khai thông 9 tuyến đường núi lớn, bỏ ra mười ba năm và khoảng 20.000 nhân công để hoàn thành nhiệm vụ.
Vũ cũng là người nổi tiếng về tính kiên trì và kiên quyết. Ông được kính trọng như một vị vua hoàn hảo. Các câu chuyện về công việc trị thủy của ông cho rằng trong thời gian làm việc, ông đã ba lần qua nhà mà không vào; có nghĩa là ông coi vấn đề trị thuỷ quan trọng hơn việc gia đình rất nhiều.
Vua Thuấn rất ấn tượng trước những nỗ lực của Vũ và đã đưa ông lên ngôi chứ không phải con trai mình là Thương Quân.
Trong Sử Trung Quốc (1997), Nguyễn Hiến Lê có viết:
- "Thời đó đâu có đủ dân, đủ khí cụ làm công việc vĩ đại như vậy, bất quá Vũ chỉ "sửa sang ngòi lạch" như Khổng Tử nói trong bài VIII - 21 (Luận ngữ) để bớt ứng thuỷ thôi. Nhưng Khổng Tử cũng khen Vũ lắm, bảo không chê Vũ vào đâu được vì Vũ sống đạm bạc mà cúng tế quỷ thần thì trọng hậu (ta nên hiểu là đời sống chất phác, và rất tin quỷ thần)".
[sửa] Truyền ngôi
Theo Sử ký, từ thời Thuấn và Hạ Vũ, chế độ cống thuế đã hoàn bị[2]. Cuối đời, vua Vũ đi săn bắn và hội họp chư hầu ở Giang Nam và qua đời tại đó. Ông được chôn cất ở nơi này. Theo giải thích của Sử ký, Cối (hay Hội) và Kê là việc hội họp chư hầu và khảo sát thành tích, vì vậy nơi ông mất và xây mộ được gọi là Cối Kê (hay Hội Kê)[3].
Lăng mộ được xây dựng ở Cối Kê để tưởng nhớ ông. Một số hoàng đế sau này đã đi tới đó thực hiện các nghi lễ tưởng niệm ông, đặc biệt có cả Tần Thuỷ Hoàng. Lăng Đại Vũ (大禹陵), cũng đã được xây dựng trên di tích nơi các buổi lễ đó được thực hiện.
Trước thời vua Vũ, ngôi vua được kế tiếp cho người nào được cộng đồng coi là có đạo đức cao nhất, chứ không phải là truyền cho con. Ban đầu, Hạ Vũ đã chọn người hiền tài là Cao Dao thay mình, nhưng Cao Dao mất sớm nên ông chọn con Cao Dao là Ích.
Theo chính sử, con trai vua Vũ, Khải (啟), đã chứng minh được khả năng của mình, được nhiều người ủng hộ hơn Ích và trở thành người thừa kế ngôi báu của cha, đánh dấu sự khởi đầu của một triều đại mới là nhà Hạ (夏), triều đại đầu tiên của phong kiến Trung Quốc. Nó đã trở thành một hình mẫu cai trị dựa trên thừa kế ở Trung Quốc[4].
0 nhận xét:
Đăng nhận xét