Gồm các triều vua:
-Vũ Vương: Cơ Phát
-Thành Vương: Cơ Tung
-Khang Vương: Cơ Chiêu
-Chiêu Vương: Cơ Hà
-Mục Vương: Cơ Mãn
-Công Vương: Cơ Tử Ý
-Ý Vương: Cơ Kiên
-Hiếu Vương: Cơ Bích
-Di Vương: Cơ Tạ
-Lệ Vương: Cơ Hồ
-Tuyên Vương: Cơ Tính
-U Vương: Cơ Cung Thăng
Bộ tộc Chu, khởi đầu ở lưu vực sông Vị, tỉnh Thiểm Tây. Lúc bấy giờ hai bộ tộc lớn là Ân và Chu luôn đấu tranh với nhau.
Bộ tộc Chu trôi dạt đến vùng Tây Bắc khoảng 1200 năm trước Công nguyên rồi định cư, chủ yếu sinh sống bằng nghề chăn nuôi.
Còn bộ tộc Ân trước cùng phát triển song song với bộ tộc Chu, nhưng do nội bộ mâu thuẫn nên bộ tộc Ân quay ra đối đầu với bộ tộc Chu, hai bộ tộc có nhiều cuộc chiến tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng.
Chu Công là người kiệt xuất của tộc Chu, ông chủ trương thương lượng, mọi mặt đều có thể ngồi lại với nhau để bàn bạc. Ông luôn nói, ông chỉ là người đại diện cho toàn bộ tộc để chấp chính, mong muốn ổn định cho bộ tộc và hoà bình với các bộ tộc khác.
Mặt khác, Chu Công có nhiều biện pháp kiên quyết trấn áp phiến loạn.
Chu Công đã tổ chức một cuộc Đông Chinh, cuộc chiến tranh về phía Đông này đã diễn ra trong 3 năm ròng, giết được Vũ Khang và Quản Thúc, đánh đuổi được đồng bọn, đã chinh phục được cả vùng hạ du rộng lớn sông Hoài.
Sau khi đông chinh thắng lợi, CHu Công đã thực hiện các biện pháp cai trị quan trọng như xây dựng kinh đô Lạc Dương(nay gần Tây An) khống chế và theo sát vùng phía Đông, phân hoá toàn bộ những người trong bộ tộc Ân còn lại, đưa vào các ấp của người tộc CHu.
Ông tổ chức khai khẩn , trồng cây và lao động sản xuất. Ngoài ra tộc Chu được Chu Công cho phép anh em họ hàng có thể lấy nhau, tạo nên sự vững mạnh của dòng họ, củng cố lực lượng phòng chống sự tấn công của bộ tộc địch bên ngoài.
Thời bấy giờ văn hoá xã hội đã có những hoạt động đạt được trình độ khá cao. Về chính trị Chu CÔng đặt ra thể chế quy định chặt chẽ, trật tự. Những điều quy định này có bộ sách Chu lễ đã ghi chép đầy đủ.
CHu Lễ: Trước đây có tên là CHu Quan. Bộ sách ghi chép đầy đủ những quy chế chính trị phân chia chức tước quan lại đời xưa. Gồm có 6 thiên:
-Thiên quan chủng tể
-Địa quan tư đồ
-Xuân quan tây bá
-Hạ quan tư mã
-Thu quan tư khấu
-Đông quan tư không
Do thiên Đông quan bị thất lạc, đời Hán có bổ sung "Khảo công ký" cho nên còn gọi là Đông quan khảo công ký.
Chu Dịch: còn gọi là CHu Dị hay Kinh Dịch
Trước đây là loại sách liệt vào sách bói cổ đại, về sau các nhà nghiên cứu phát hiện nội dung cuốn sách có nhiều nguyên lý làm sáng tỏ sự biến hoá vạn vật có nội dung triết học.
Bộ phận cơ bản trong Chu Dịch là đề cập đến 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, hợp lại thành 384 hào. Quẻ có quẻ từ, hào có hào từ. Quẻ từ,hào từ cấu tạo thành phần kinh của CHu dịch. Nội dung sách còn giải thích hào từ, tính chất của hào từ và bát quái và khởi đầu của chúng có 10 loại vấn đề nếu đi sâu phải nắm vững khá nhiều tri thức triết học.
Nhà Tây Chu (Từ thế kỷ 11 đến năm 771 trước Công nguyên)
Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009 vào lúc 18:29 Nhãn: { bộ tộc chu, Cơ Tung, Cơ Tử Ý, Tâu Chu, Vũ Vương }
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét